Đã nhiều năm không ra mắt điện thoại, máy tính tại Việt Nam, tablet trở thành sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao nhất mà Huawei bán chính hãng. Model MatePad Pro 12.2 inch được trang bị các phần cứng đời mới, hệ sinh thái phụ kiện đầy đủ. Đây là thiết bị có thể cạnh tranh sòng phẳng với iPad Pro về nhiều mặt, hướng đến nhu cầu phục vụ công việc.
Tuy nhiên, bài toán chung của tablet vẫn là rào cản tâm lý, tác vụ người dùng có thể khai thác trên thiết bị, chưa hoàn toàn thay thế được laptop ở cùng tầm giá. Sự nhập nhằng giữa phương tiện giải trí - công cụ làm việc khiến chỉ một nhóm khách hàng đặc thù có thể khai thác tốt chúng.
Giữa giai đoạn khó khăn do cấm vận, Huawei vẫn tiếp cận được những công nghệ tốt nhất trên thị trường, áp dụng trên chiếc MatePad Pro 12.2. Sản phẩm gây ấn tượng với thiết kế mỏng và trọng lượng quanh mức 500 gram.
Các hãng di động không cần nỗ lực giảm trọng lượng điện thoại vì mức 200 gram và dạng thanh vẫn dễ chịu khi trên tay. Tablet lớn trên 10 inch lại thiếu điểm tựa cầm nắm nên sản phẩm nặng sẽ làm hạn chế khả năng di động. Ở phía ngược lại, các nhà sản xuất lại cố gắng tăng kích thước màn hình để thỏa mãn nhu cầu khách mua.
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Chiếc MatePad Pro ở phân khúc đắt tiền, được trang bị các phần cứng đời mới. |
MatePad Pro có mức độ hoàn thiện cao và vật liệu tốt. Ngoài mỏng, chiếc máy tính bảng cũng rất chắc chắn trên tay, không bị cong vênh, móp méo khi có lực mạnh tác động. Viền màn hình mỏng giúp tối ưu tỉ lệ mặt trước/màn hình hơn so với iPad.
Sau iPad Pro M4, đây là thiết bị thứ hai tại Việt Nam có màn hình Tandem OLED. Những điểm cộng của công nghệ này đã được chứng minh với độ sáng tối đa vượt trội, tương phản tốt và gia tăng độ bền đáng kể. So với iPad, sản phẩm của Huawei còn có tần số quét cao hơn.
Điểm trừ là màn hình “quá sáng”. Kéo mức điều chỉnh xuống thấp nhất, MatePad Pro 12.2 vẫn sáng tương đương mức trung bình của các dòng điện thoại.
Pin bị giới hạn bởi độ mỏng của máy. Tuy nhiên, sạc nhanh 100 W giúp khắc phục một phần vấn đề. Việc không sở hữu các vi xử lý đời mới khiến MatePad Pro thua sút về hiệu năng. Tuy nhiên trừ nhu cầu chơi game 3D thế giới mở, hầu hết tác vụ đều được đáp ứng ổn định.
MatePad Pro 12.2 được bán kèm với bàn phím, bút tặng kèm khi đặt sớm, không phải tùy chọn mua thêm. Đây cũng là set-up sử dụng phù hợp với chiếc tablet lớn thay vì chỉ được dùng thủ công. Mặt khác, ý đồ của nhà sản xuất được thể hiện rõ khi sản phẩm sẽ được khai thác hết công năng khi dùng cùng các phụ kiện này.
Bàn phím kiêm ốp theo máy được thiết kế lai giữa kiểu truyền thống và dạng lơ lửng như Magic Keyboard. Tôi có thể đặt máy chắc chắn trên đùi với nhiều góc độ dừng. Phím gần như có đủ nút cho nhu cầu nhập liệu, kèm các tổ hợp nhanh để điều khiển trên HarmonyOS. Trackpad không lớn nhưng đủ dùng, phủ kính và và có phản hồi tốt khi nhấn.
![]() ![]() ![]() ![]() ![]() |
Huawei bán kèm cả bàn phím, bút với MatePad Pro. |
Điểm trừ là phím không có đèn nền, hạn chế khi dùng trong điều kiện thiếu sáng.
Tương tự với bút stylus đi kèm. Nó hỗ trợ tốt cả tác vụ ghi chú, viết vẽ với khả năng cảm nhận lực nhấn chính xác, có hiệu ứng nghiêng bút. Đổi lại, khi lướt ngòi với tốc độ nhanh, người dùng có thể nhận ra độ trễ giữa động tác và nét mực trên màn hình.
Ngoài ra, phần mềm sản phẩm cũng được thiết kế tiến gần đến laptop hơn là điện thoại. Dock dưới màn hình hiển thị đầy đủ app thường xuyên dùng, truy cập gần nhất giống Task Bar trên MacBook, Windows. Đa phần ứng dụng đều chạy tốt với các dạng chia cửa sổ, ghép đôi màn hình.
Nhà sản xuất cũng biết rõ vấn đề khiến tablet chưa thay được laptop không nằm ở phần cứng. Huawei tự phát triển bộ công cụ ghi chú, vẽ tranh dành riêng cho MatePad Pro. Chúng có chất lượng tốt tương đương với app trả phí như GoodNotes hay ProCreate.
Ngoài bản mobile của các bộ phần mềm văn phòng dạng Google Suite hay Microsoft 365, hãng cung cấp thêm gói dùng WPS bản PC, hỗ trợ đủ chức năng như trên laptop.
Tablet Huawei hiện đáp ứng được tác vụ văn phòng cơ bản, sáng tạo theo hướng phác họa (Illustration) thay vì dạng làm việc cắt ghép. Với nhóm người dùng dành đa số thời gian trên nền web, máy tính bảng có thể thay thế laptop.
Bất chấp những nỗ lực của nhà sản xuất để hướng chiếc máy tính bảng đến nhu cầu công việc, MatePad Pro 12.2 vẫn là thiết bị tuyệt vời hơn để tiêu thụ nội dung. Màn hình lớn, sắc nét, rực rỡ và độ sáng cao cùng loa to biến nó trở thành phương tiện cho mục đích xem phim ở bất kỳ đâu.
Lớp phủ PaperMate ngoài giúp viết, vẽ chân thực còn khiến màn hình trông như mặt giấy, có thể sử dụng để đọc sách nhiều giờ.
![]() ![]() ![]() ![]() |
Thiết bị phục vụ tốt cho nhu cầu giải trí, tiêu thụ nội dung. |
Thiếu các dịch vụ Google không phải là vấn đề lớn với máy tính bảng, vốn ít khai thác chức năng liên quan đến thanh toán, vị trí… như điện thoại. Tuy vậy, đây vẫn là điểm trừ khi đặt máy cạnh tablet Samsung, Xiaomi. Mặt khác, một số vấn đề nhỏ về phần mềm như bộ gõ, tương thích app có thể được sửa để cải thiện nhiều về trải nghiệm.
![]() |
Sản phẩm vẫn cài được dịch vụ Google, nhưng không tối ưu. |
Với mức dưới 25 triệu đồng, MatePad Pro 12.2 có giá bằng một chiếc MacBook Air hay Vivobook chạy Windows. Người dùng rõ ràng phải cân nhắc khi họ có thể mua một thiết bị thuần công việc, quen thuộc và tương thích tốt hơn ở đa số môi trường. Những sản phẩm nêu trên không giàu công nghệ hay thời trang hoặc hỗ có trợ tương tác bằng bút.
Tuy vậy, chúng vẫn “an toàn” hơn khi người dùng luôn muốn một thiết bị làm được nhiều việc nhất. Trong khi đó, tác vụ kiểu vẽ CAD, thiết kế 3D, dựng phim chuyên nghiệp vẫn làm khó máy tính bảng.
Khi xếp cạnh iPad Pro, Huawei MatePad có p/p (công năng trên giá tiền) tốt hơn. Một gói gồm iPad Pro 13 inch M4 256 GB, Apple Pencil Pro và Magic Keyboard mới có giá trên 50 triệu đồng. Trong khi đó, người dùng Huawei phải chi khoảng một nửa khách hàng Táo khuyết để có combo tương đương.
Những nhà khoa học tiên phong
"Những nhà khoa học tiên phong" là một cuốn sách thú vị về lịch sử của những phát minh nổi tiếng. Để có được những đóng góp vĩ đại cho nhân loại, các nhà khoa học nổi tiếng đã làm việc với lòng say mê và tinh thần học hỏi không ngừng.
" alt=""/>Máy tính bảng Huawei có màn hình OLED kép như iPad Pro![]() |
Cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm - giáo viên môn Toán, Trường THPT Thiên Hộ Dương (Đồng Tháp). Ảnh: Nguyễn Thảo |
Năm 2009, khi vừa mới ra trường được một năm, cô giáo Nguyễn Thị Minh Tâm, lúc đó đang dạy ở Trường THPT Tân Thành A (huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp) không may gặp tai nạn trên đường đi vận động học trò đến lớp. Tỉnh dậy trong bệnh viện, cô Tâm thấy mình đã mất một bên chân trái.
“Sốc và không chấp nhận thực tế là cảm xúc đầu tiên ập đến với mình. Từ một người lành lặn, mình trở thành một người khuyết tật” –cô Tâm chia sẻ.
Cô giáo trẻ tự hỏi, liệu khi trở về trường, các em học sinh có còn chấp nhận mình hay không.
“Tình thương của gia đình, đồng nghiệp và học trò đã giúp mình thoát ra khỏi những suy sụp và tuyệt vọng ban đầu”.
Lúc đó, trong cô chỉ có một suy nghĩ rằng, nếu như mình đau đớn một phần thì người sinh ra mình còn đau đớn gấp trăm ngàn lần. Chính vì thế mà cô giáo trẻ không cho phép mình gục ngã.
“Mình nghe kể lại thời điểm gặp sự cố, khi được chở tới bệnh viện, chân mình bị dập nát. Mẹ chứng kiến cảnh đó đã không chịu nổi, rồi ngất xỉu. Mình được cấp cứu phòng bên này thì mẹ nằm ở phòng bên kia. Về sau, mẹ có nói lại là trong những lúc nửa mê nửa tỉnh, mẹ vẫn luôn nghĩ đến mình”.
Những ngày tháng khó khăn nhất cũng là lúc cô Tâm cảm nhận được rõ nhất tình yêu thương của các đồng nghiệp, học trò dành cho mình.
“Lúc mình còn nằm viện, các em luôn tìm mọi cách để liên lạc với mình. Tranh thủ những lúc rảnh, các em nhắn tin, hỏi thăm sức khỏe, chia sẻ chuyện trường chuyện lớp, kể những câu chuyện vui cho mình nghe. Đến khi xuất viện, mình về ở trong nhà công vụ của trường, thời gian đó các em thay phiên nhau đến thăm để mình không buồn, sợ mình nghĩ tiêu cực. Các em đến từ sáng sớm, mang theo tấm lòng của mình gửi gắm qua từng con cá, bó rau, hộp sữa” – cô Tâm kể.
“Tình thương đó làm mình cảm thấy rất ấm áp và hạnh phúc. Nó giúp mình không nghĩ nhiều về khiếm khuyết của mình nữa, mà tự nhủ với bản thân phải cố gắng để không phụ tấm lòng mọi người đã dành cho mình”.
Sau khi tai nạn xảy ra, cô Tâm quay trở lại trường và được nhà trường bố trí cho làm một công việc hành chính, tuy nhiên chỉ một thời gian ngắn, thấy nhớ bục giảng và học trò, cô xin nhà trường cho đứng lớp trở lại.
Mọi thứ không dễ dàng ngay lập tức với cô giáo trẻ. Một lá đơn gửi đến nhà trường phản đối việc đổi giáo viên. Dù rất buồn, cô Tâm vẫn tới lớp chia sẻ những nỗi niềm và niềm khao khát được đi dạy trở lại với các em. Hết tiết học hôm đó, một em học sinh đã gửi một bức thư tới cô, thay mặt cả lớp xin lỗi cô và mong muốn cô tiếp tục đứng lớp.
Cứ thế, cô Tâm dần làm quen với cuộc sống thiếu đi một bên chân bằng tất cả những nỗ lực của mình.
Sau này, khi thấy cô gặp nhiều khó khăn trong việc đi lại, Sở GD-ĐT Đồng Tháp đã tạo điều kiện để cô chuyển về dạy ở Trường THPT Thiên Hộ Dương, cách nhà cô chỉ 5-10 phút chạy xe.
![]() |
Dù mất một chân, cô Tâm vẫn hăng hái tham gia các hoạt động văn nghệ, thể thao như một tấm gương về nghị lực sống cho các học trò của mình. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Từ khi gặp tai nạn, cô giáo sinh năm 1986 suy nghĩ nhiều hơn về những số phận không gặp may mắn như mình, những khó khăn mà họ gặp phải. Sự đồng cảm thôi thúc cô thành lập nhóm thiện nguyện Nhất Tâm vào năm 2015. Các thành viên của nhóm gồm nhiều người ở những độ tuổi khác nhau, làm những công việc khác nhau nhưng điểm chung của họ là mong muốn được sẻ chia.
Là giáo viên, lại gặp tai nạn, cô Tâm không có khả năng tài chính để bỏ tiền túi ra làm từ thiện. Thứ duy nhất cô có là tấm lòng và sức lao động của bản thân. Nghĩ gì làm nấy, để gây quỹ cho các hoạt động của nhóm, vào những ngày lễ tết như 8/3, 20/10, 20/11…, cô Tâm cùng mọi người đi bán hoa để có tiền giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn.
“Khi mình làm những hoạt động thiện nguyện này, bạn bè cũng biết tới và đóng góp. Qũy của nhóm không có nhiều nhưng mọi người làm trên tinh thần có bao nhiêu giúp bấy nhiêu” – cô giáo chia sẻ.
Những đối tượng đầu tiên được cô Tâm tìm đến là các cụ già neo đơn, trẻ mồ côi, người khuyết tật ở trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh. Đôi khi không phải những món quà vật chất, mà chính những chia sẻ về mặt tinh thần mới là thứ khiến những người gặp khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống lấy lại niềm tin và sự lạc quan, cô Tâm nói.
“Việc đi lại của mình hạn chế so với những người lành lặn, nhưng mình rất thích cái cảm giác được tìm đến với từng hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ họ dù món quà chỉ là chút ít, đôi khi chỉ là những hỗ trợ về mặt tinh thần”.
Vừa giảng dạy trên lớp, vừa tổ chức các hoạt động thiện nguyện, có những khi cô phải làm nhiều việc cùng một lúc nhưng chỉ cần nghĩ đến kết quả là được giúp đỡ mọi người là cô lại có động lực để tiếp tục. “Hiểu được những nỗi đau cùng cảnh như mình, mình hay đến gặp những hoàn cảnh gặp tai nạn mất một phần cơ thể giống như mình để tìm cách động viên, chia sẻ, lấy câu chuyện của bản thân để tạo động lực cho họ”.
Tính tới hiện tại, cô Tâm đã chia sẻ được với 7-8 người bị tai nạn mất chân và cô rất vui vì nhờ có sự chia sẻ của mình, họ có niềm tin hơn vào cuộc sống, yêu đời hơn.
Chia sẻ về cuộc sống hiện tại của mình, cô nói, cuộc sống đã bớt khó khăn hơn. Số tiền đền bù sau vụ tai nạn giúp cô mua được đôi chân giả và chiếc xe tay ga để đi lại. "Chân mình như thế này thì không đi được xe số. Nhưng sau khi mua chân giả xong cũng là lúc mình hết tiền, không thể lắp thêm 2 bánh xe để đi. Thế là mình phải học cách đi xe 2 bánh như mọi người bằng đôi chân này. Những lúc trời mưa hay đường đông, mình sẽ bị ngã. Khi ngã, chiếc dây ở chân giả sẽ bị đứt. Mỗi lần hư hỏng, mình phải ra tận Sài Gòn mới sửa được". Nhưng rất may mắn, gần đây đã có một mạnh thường quân hỗ trợ cô kinh phí để lắp thêm 2 bánh xe để đi cho an toàn.
Mong muốn lớn nhất của cô Tâm bây giờ giản dị và đúng như cái tên mà cô đang mang, đó là truyền cảm hứng cho thật nhiều người kém may mắn như mình để họ tiếp tục sống vui và có ích cho cuộc đời.
Nguyễn Thảo
" alt=""/>Cô giáo mất một chân không cho phép mình gục ngãSinh ra với một phần cơ thể bị khuyết tật, nhưng cô gái vùng sông nước Hậu Giang Huỳnh Thị Xậm (39 tuổi) có nghị lực sống phi thường. Chị là 1 trong 3 người phụ nữ Việt vinh dự được BBC của Anh bình chọn trong danh sách 100 phụ nữ tiêu biểu toàn cầu 2017.